Phớt xi lanh thủy lực là chi tiết quan trọng trong các thiết bị thuỷ lực. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ phớt xi lanh thủy lực là gì, gồm có những loại nào? Để hiểu hơn về phụ kiện xi lanh này hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
Phớt xi lanh thủy lực thủy lực là gì?
Phớt xi lanh thuỷ lực
Phớt thủy lực (Hydraulic seals) hay còn gọi với cái tên khác là phớt xi lanh thuỷ lưc. Chúng được sử dụng trong các xi lanh thủy lực, với chức năng chính là làm kín những khe hở giữa piston và xilanh; chịu áp lực thủy lực.
Trong các thiết bị, tại các vị trí chuyển động, nối ống hoặc vị trí lắp ghép các dòng chất lỏng thủy lực hay khí nén thường gặp vấn đề rò rỉ. Lúc này, nhiệm vụ của sin phớt là khắc phục chất lỏng hoặc dòng khí nén thoát ra ngoài, gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Phân loại phớt xi lanh thủy lực
Phớt xi lanh thủy lực Polyurethane (PU)
Phớt xi lanh thủy lực được làm từ Polyurethane hay còn được gọi là phớt xi lanh thủy lực PU. Dòng sản phẩm này rất được ưa chuộng vì có những đặc tính như sau: Chống dầu và các dung môi hiệu quả, chống ăn mòn cực tốt, độ bền cao, kháng nứt tốt, khả năng đàn hồi cao. Bên cạnh đó, độ mềm dẻo có thể bảo đảm cho việc uốn gấp nhiều lần.
Ở điều kiện bình thường thì phớt xi lanh thủy lực PU có thể chống chịu môi trường thời tiết. Tuy nhiên, nếu trong các môi trường nhiệt cao thì chắc chắn phớt xi lanh thủy lực PU không thể giữ nguyên trạng thái ban đầu mà còn bị hóa dẻo. Vì vậy, loại thiết bị này thích hợp với môi trường có nhiệt độ từ -40 độC tới 80 độ C.
PU là vật liệu có khả năng co giãn trong phạm vi đàn hồi nên chúng lắp rất chặt với piston hoặc cần piston. Cũng vì lý do đó mà PU được chọn làm chất liệu thay thế cao su khi sản xuất phớt xi lanh thủy lực, sử dụng phổ biến hiện nay.
Phớt xi lanh thủy lực cao su
Phớt xi lanh thủy lực các loại cao su khá phong phú: Phớt xi lanh cao su chịu nhiệt, phớt xi lanh cao su chịu dầu, phớt xi lanh cao su oring, phớt silicone…
Chất liệu này rất phổ biến để sản xuất phớt xi lanh thủy lực. Loại này thường dùng cho những xi lanh khí nén có áp suất nhỏ hơn đơn thuần là làm kín.
Đặc điểm của Phớt xi lanh thủy lực bằng cao su đó là: Dải nhiệt độ làm việc từ -40 độC tới 135 độ C. Độ bền tốt, đàn hồi cao nên thích hợp cho những công việc có áp suất thấp, tần số hoạt động vừa phải.
Phớt xi lanh thủy lực Polytetrafluoroetylen (PTFE)
Sự xuất hiện của chất liệu Teflon hay còn gọi là polytetrafluoroetylen. Tính chất của loại Phớt xi lanh thủy lực PTFE có nhiệt độ nóng chảy cao 327 độ C. Chính vì thế mà nó là lựa chọn tối ưu của khách hàng có nhu cầu lắp cho xi lanh hoạt động tần số cao, nhiệt lớn.
Nếu chất liệu Teflon thì sẽ không tan trong các hóa chất, trở về mặt hóa học. Nó có thể làm việc tốt trong khoảng -200 độ C tới 260 độ C. Ngoài ra, sản phẩm này còn có hệ số ma sát nhỏ.
Với những thông tin nghethuyluc.com chia sẻ trên đây hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về phớt xi lanh thủy lực. Đây thực sự là một bộ phận cấu tạo không thể thiếu trong các thiết bị công nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể ngay hôm nay.
No Comment to " Phớt xi lanh thủy lực là gì? Các loại phớt phổ biến hiện nay "