Cấu tạo xi lanh thủy lực như thế nào? Xi lanh thủy lực gồm có những loại nào? Nếu đang có nhu cầu sử dụng xi lanh thủy lực và cần tìm hiểu những thông tin trên thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác.
Cấu tạo xi lanh thủy lực
Cấu tạo xi lanh thủy lực bao gồm nhiều chi tiết với những chức năng riêng biệt như sau:
Ống xi lanh
Ống xi lanh của xi lanh thủy lực có hình trụ tròn liền mạch. Bộ phận này còn được gọi là thùng xi lanh. Chức năng chính của bộ phận này đó chính là chứa đựng và giữ áp suất của xi lanh.
Ngoài ra thì ống xi lanh cũng chính là vị trí chứa piston. Ống được thiết kế mài nhẵn để tạo bề mặt hoàn thiện trong khoảng từ 4 tới 15 microinch.
Đế (nắp hình trụ)
Đế của xi lanh thủy lực điện có nhiệm vụ đó là đi kèm với buồng áp suất ở một đầu. Đế của xi lanh được thiết kế nối liền với thân xi lanh bằng cách gắn bulong, thanh tie hoặc hàn xì. Phần đế xi lanh và ống xi lanh được nối bởi Seal tĩnh. Người ta có thể dựa vào thông số của ứng suất uốn để có thể xác định kích thước của nắp xi lanh.
Đầu xi lanh
Đầu xi lanh thủy lực hay Cylinder head, có nhiệm vụ đi kèm với buồng áp suất ở phía đầu còn lại. Phần đầu này sẽ được nối với xi lanh bằng các bu lông hoặc thanh tie.
Ở giữa đầu và ống xi lanh có lắp o-ring. Tùy thuộc vào loại xi lanh thủy lực mà trên đầu có thể chứa niêm phong que thích hợp hoặc một tuyến niêm phong.
Piston
Piston là một chi tiết vô cùng quan trọng của xi lanh thủy lực. Nó đảm nhận nhiệm vụ là thực hiện phân tách những vùng áp lực bên trong ống xi lanh. Thông thường các nhà sản xuất sẽ tiến hành gia công piston sao cho thích hợp với các phốt, seal, kim loại đàn hồi. Đồng thời, tùy theo thiết kế mà con dấu (seal) có thể ở dạng đơn hoặc kép.
Các piston của xi lanh đều được kết nối với thanh piston thông qua bulong. Đặc biệt cần lưu ý rằng: Sự chênh lệch về áp suất ở hai bên thân của piston sẽ làm cho ống xi lanh giãn ra và rút lại trong quá trình sử dụng.
Thanh Piston
Thanh piston còn có tên gọi là piston rod. Thanh piston của xi lanh thủy lực thường được cấu tạo bằng thép hoặc thép mạ crom để bảo đảm có độ cứng cao và chống ăn mòn tốt nhất.
Nhiệm vụ của thanh piston đó chính là kết nối thiết bị truyền động với thành phần của các máy móc, thiết bị để thực hiện công việc theo yêu cầu. Các thanh piston đều được gia công đánh bóng, nhẵn mịn và có đính kèm các seal (con dấu) nhằm hạn chế và ngăn chặn sự rò rỉ.
Đối với xi lanh 2 đầu thì bên trong các ống xi lanh những thanh piston sẽ kéo dài từ hai phía piston tới hai đầu ống.
Con dấu (seal)
Con dấu của xi lanh thủy lực hay gọi là seal. Để làm ra một con dấu thích hợp với xilanh người ta cần phải dựa vào các thông số như nhiệt độ môi trường, nhiệt độ của dầu và ứng dụng sau khi hoàn thành cũng như áp suất làm việc.
Trên thị trường hiện nay có tất nhiều loại con dấu khác nhau như: Con dấu Elastomer (có khả năng chịu nhiệt thấp), con dấu Fluorocarbon viton (loại con dấu có khả năng chịu nhiệt cao) …
Khả năng chịu nhiệt của các con dấu sẽ phụ thuộc vào chất liệu cấu tạo. Chẳng hạn như con dấu Elastomer được làm từ Poly và cao su Nitrile nên chỉ thích hợp với những loại xi lanh thủy lực có môi trường làm việc bình thường, áp suất và nhiệt độ không cao.
Một số chi tiết khác của xi lanh thủy lực
Ngoài những bộ phận nêu trên, cấu tạo xi lanh thủy lực còn có một số các chi tiết khác như: Bu lông kết nối, vít khóa, bạc đạn, mặt bích. Tất cả những chi tiết và bộ phận được chúng tôi nêu ở trên đây đều được lắp ráp , kết nối với nhau để tạo thành một ben thủy lực hoàn chỉnh.
Phân loại xi lanh thủy lực
Theo từng tiêu chí khác nhau, xi lanh thủy lực được chia thành các loại như sau:
Phân loại theo kiểu xếp cán xi lanh
+ Xi lanh thủy lực cán đơn: Đây là loại xi lanh thủy lực đặc biệt với phần cán được gắn với piston và chuyển động cùng nó.
+ Xi lanh thủy lực nhiều tầng: Loại xi lanh này được cấu tạo bởi vỏ, ống xếp lồng với nhau nên khi hoạt động có thể duỗi ra dài hơn so với xi lanh thường.
Phân loại theo chiều tác động
+ Xi lanh thủy lực một chiều: Đây là loại xi lanh có lực tác động ở một phía. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra loại xi lanh này vì trên thân chỉ có một lỗ cấp dầu vào.
+ Xi lanh thủy lực hai chiều: Đây là một thiết bị có cấu tạo phức tạp hơn với 2 lỗ cấp dầu. Muốn sử dụng xi lanh 2 chiều này, bạn cần phải có van phân phối đảo chiều.
Phân loại theo kiểu hàn hoặc ghép
+ Xi lanh thủy lực ghép gu-rông: Thiết bị này có 4 thanh gu-rông bằng thép với nhiệm vụ lắp ghép và giữ cố định các bộ phận ở 2 đầu nắp xi lanh.
+ Xi lanh thủy lực kết cấu hàn: Xi lanh này có đầu được hàn với ống một cách chắc chắn và cứng cáp.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của nghethuyluc.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo xi lanh thủy lực. Mọi thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay.
No Comment to " Cấu Tạo Xi Lanh Thuỷ Lực Và Phân Loại "